Hợp đồng nghề Ausbildungsvertrag là gì? Những lưu ý khi đọc hợp đồng nghề?

4.7/5
Ausbildungsvertrag-Rechte-Pflichten-Inhalt-Arbeitsrecht-650x433

Mục lục

Lại là mình trong chuyên mục phổ biến kiến thức đây. Hôm nay chúng ta sẽ quay lại một vấn đề mà đang nhức nhối trong thời gian gần đây, đó là đại sứ quán họ yêu cầu hợp đồng gốc vì vấn nạn hợp đồng du học nghề Đức giả. Các thông tin này đã được xác nhận là thật bởi nhiều đơn vị tư vấn. Nhưng cái đáng nói là nhiều bạn gào khóc trên mạng xã hội nhưng chính bản thân các bạn chưa hiểu hợp đồng nghề nó là cái gì? Trên hợp đồng nghề sẽ có những thông tin quan trọng gì. Thì hôm nay mình xin giải ngố cho các bạn hợp đồng nghề nó sẽ như nào. Các hình ảnh trong bài viết của mình sẽ lấy trên hợp đồng nghề điều dưỡng Berlin mà mình đã lấy cho học sinh trong tháng 3 4 vừa rồi.

Đầu tiên thì các bạn cần biết rằng Đức là một đất nước có nền luật pháp rất phát triển. Ngoài những việc mua bán cơ bản phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày thì bất kì việc trả tiền hay nhận tiền nào cũng đều có một bản hợp đồng rõ ràng. Ví dụ khi bạn trả góp điện thoại ở Việt Nam thì không hề có việc phải kí hợp đồng hay gì, chỉ cần quẹt thẻ là xong nhưng ở Đức bạn sẽ được đọc hàng chục trang hợp đồng với cỡ chữ cần phải soi kính lúp mới thấy được. Không đùa đâu hợp đồng điện thoại ở Đức chữ bé thật sự luôn đấy. Trên hợp đồng sẽ thể hiện rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bạn. Trong trường hợp bạn đi học nghề thì sẽ nhận được hợp đồng nghề của nhà tuyển dụng và của trường nghề.

nguoi ki hop dong voi ban

Ai là người kí hợp đồng?

Nếu bạn đi học nghề thì bạn sẽ nhận được 2 bản hoặc 1 bản hợp đồng với 2 con dấu của trường nghề và công ty nơi bạn thực tập có thể là 1 viện nếu theo điều dưỡng, hoặc có thể là của nhà hàng khách sạn. Hợp đồng nghề phải được hoàn thiện muộn nhất trước khi bạn bắt đầu học nghề dưới dạng bản cứng. Trước đó các đơn vị có thể gửi cho các bạn 1 bản Vorbehalt (1 dạng như kiểu đồng ý cho bạn nếu bạn đủ điều kiện). Bạn hoàn toàn có thể xin visa với bản Vorbehalt này. Update: Bản Vorbehalt này chỉ cần chữ kí của bạn và nhà tuyển dụng là đã đủ điều kiện xin VISA. Nhưng kiểm tra con dấu và chữ kí xem có phải chữ kí tươi không nhé


Hợp đồng được xác nhận có hiệu lực bởi hội đồng nghề.

Tùy theo nghề bạn theo học thì sẽ có những hội đồng quản lý nghề nghiệp tương ứng (Kammer) ví dụ các bạn học NHKS thì đó là IHK, hoặc nghề xây dựng thì đó là Handwerkskammer. Hợp đồng nghề khi bạn và công ty cùng kí sẽ được gửi đến Kammer để kiểm tra và xác nhận. Sau đó bạn sẽ nhận được 1 bản hợp đồng kèm theo con dấu. Chú ý: ở Đức bạn kí hợp đồng gì cũng sẽ nhận được bản sao. Nếu không nhận được bạn cần hỏi lại ngay lập tức nha.

nội dung của hợp đồng nghề

Những thứ bắt buộc có trong hợp đồng nghề

Những nội dung quan trọng bắt buộc có trong hợp đồng nghề

  • Nghề nghiệp đào tạo, cách phân chia thời gian và nội dung của quá trình đào tạo nghề
  • Thời điểm nhập học và thời gian học của chương trình
  • Thời gian làm việc hàng ngày, hàng tuần täglichen Arbeitszeit
  • Thời gian thử việc Probezeit
  • Mức lương Ausbildungsvergütung
  • Số ngày nghỉ phép Urlaub
  • Các điều khoản cắt hợp đồng Kündigung

Những thứ không được phép xuất hiện trong hợp đồng học nghề của bạn

  • Trong hợp đồng nghề không thể xuất hiện các điều khoản sau như
  • Bắt buộc phải làm cho doanh nghiệp sau khi học nghề xong (Trừ khi doanh nghiệp quá củ chuối nhưng mình nghĩ là học xong làm lại luôn doanh nghiệp quá ổn đúng không)
  • Cấm bạn làm công việc đã được học ở một đơn vị khác ví dụ đối thủ công ty bạn chẳng hạn
  • Bắt bạn trả tiền cho khoản đào tạo nghề. Update: Tiền đào tạo nghề thực tế là không miễn phí. Tất cả các chi phí này do tiểu bang nơi bạn học, hoặc nhà nước trả tiền cho bạn. Nên là một số trường hợp cụ thể nếu bạn vi phạm luật đào tạo của tiểu bang như kiểu đóng tiền học mà k đi học 6 tháng 1 năm thì họ vẫn đòi nợ bạn như thường. Điều này được chia sẻ ở 1 số thành phố thuộc tiểu bang Niedersachsen như Oldenburg hoặc tiểu bang Bremen
  • Bắt bạn trả tiền như là một khoản phạt hợp đồng ví dụ khi bạn không theo doanh nghiệp đó nữa hoặc bạn bị cắt hợp đồng

Theo § 12 của luật đào tạo nghề thì tất cả các điều trên đều là nichtig tức là không có hiệu lực nếu nó nằm trong bản hợp đồng nghề của bạn. Nhưng nó nằm trong các thỏa thuận ngoài thì vẫn có hiệu lực nhé. Ví dụ với viện thuộc AWO ở 1 số nơi họ cho bạn tiền học tiếng và tiền chi tiêu trong mấy tháng học tiếng thì nó lại nằm vào 1 cái thỏa thuận khác. Lúc này thỏa thuận có hiệu lực hay không lại do phía luật sư chuyên nghiệp họ nghiên cứu và xử lý. Nhưng theo mình nếu họ đã làm thì tất nhiên là sẽ có hiệu lực. 

Ngoài ra với việc các bạn tự ý cắt hợp đồng, phía viện họ có thể không ghi rõ trong hợp đồng nhưng bên công ty tư vấn họ sẽ ghi. Điều này có hiệu lực hay không thì cũng phải tiếp tục nhờ luật sư. Nhưng nguyên nhân của cái điều khoản này là đa số công ty tư vấn du học họ đều dựa vào đối tác, hoặc làm việc trực tiếp với các trường (các bạn có thể đọc trong một bài viết khác của mình cách họ hoạt động). Việc họ sợ nhất chính là bạn tự ý cắt hợp đồng hoặc học quá kém không theo nổi. Vì điều đó rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến uy tín của người ta với đối tác. Nhẹ thì mất chút tiền nhưng nặng hơn thì là mất một mối quan hệ đầu ra vậy là những người đi sau bạn cũng không thể vào viện đó được nữa. Chính vì vậy các công ty không hề mong muốn điều này chút nào. Với những công ty chụp giật thì mình không nói nhé. Bài viết này đề cập đến sản phẩm yêu thích của bạn với mức giá cực thấp. Chọn giao hàng trong ngày, giao hàng tận nơi hoặc nhận hàng theo đơn đặt hàng.

cắt hợp đồng Kündigung

Các phụ lục hợp đồng thường có

Ngoài ra với một số hợp đồng nghề có mức lương hơi thấp, thì bên viện sẽ hỗ trợ thêm các khoản khác trong phụ lục hoặc trong mục Ausbildungsvergütung ví dụ như tiền thưởng Prämie, rồi tiền đi làm đầy đủ. Ảnh dưới mình có lấy ví dụ của một bạn học sinh của mình đã sang Berlin. Phía viện họ có qui định rõ ràng về mức lương của nhân viên nên là không thể để lương cao được. Bù lại họ hỗ trợ cho bạn 1 phần tiền nhà. Cái này bạn phải xem đối tác bên Đức của bạn có đủ mạnh hay không. Phải những công ty đủ mạnh mới xin được nhiều hỗ trợ cho bạn. Vì mình có cả 1 bản hợp đồng tương tự của người khác vào cùng viện nhưng không được hưởng trợ cấp như trên.

Chân thành cám ơn chị Thanh của WBS đã có những góp ý kịp thời cho bài viết được chính xác hơn. Chị Thanh là một người rất dày dặn kinh nghiệm, 1 mentor thực thụ, nếu các bạn muốn hỏi gì thêm có thể họi chị. Ngoài ra Các bạn muốn tìm hiểu thêm về thủ tục giấy tờ bên Đức thì đọc thêm các bài viết khác của mình nhé. 

Các bạn tham khảo thêm luật học nghề tại link sau